Ngành dược tại Việt Nam Dược_học

Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhu cầu về dược sĩ, dược tá, công nhân Dược rất lớn và không ngừng tăng. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý dược Việt Nam cho thấy, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện mới đạt khoảng 1,19/10.000 dân, trong đó có 10.160 dược sĩ đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm, các bệnh viện và các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo ước tính, số lượng sinh viên cần tuyển trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 sẽ khoảng 18.000 người. Sự thiếu hụt nhân lực ngành dược tại các bệnh viện và công ty dược phẩm trong nước ngày càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài cũng xác định rõ chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài tại Việt Nam. Các hãng thuốc của nhiều quốc gia đang thâm nhập thị trường nước ta kèm theo nhu cầu tuyển dụng, đó là một trong những cơ hội của sinh viên.

Sản xuất dược phẩm

Đến thời điểm cuối năm 2007, tại Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp có sản xuất dược phẩm. Trong đó số lượng các Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP - WHO chiếm tỷ lệ còn thấp (18 DN), giá trị sản xuất trong nước còn thấp, tuy nhiên đã có những tín hiệu về tăng thị phần thuốc sản xuất trong nước từ 3 năm trở lại đây.Năm 2005: giá trị SX trong nước ước khoảng 395 triệu USD trên tổng doanh thu tiền thuốc thuốc tại Việt Nam 817 triệu USD (tương đương 48%)Năm 2006: giá trị sản xuất trong nước tăng lên 475 triệu USD (tương đương 49%)Năm 2007: dự kiến sản xuất trong nước đạt 600 triệu USDNăm 2010: dự kiến sản xuất trong nước đạt 1000 triệu USDTuy nhiên do thuốc trong nước có sản lượng sản xuất nhiều (số đơn vị thuốc được sử dụng) chiếm đến 70% nhưng giá trị doanh thu lại thấp hơn vì đa số các mặt hàng trong nước sản xuất là thuốc thông thường nên giá cả khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên khoa đặc trị thì phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả rất cao. Kế hoạch ngành dược đặt ra vào năm 2010 giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 60%, và tăng lên 80% vào năm 2015.Số lượng hoạt chất các Doanh nghiệp Việt Nam đăng ký sản xuất cũng đã tăng lên, theo cục Quản lý dược tính đến năm 2007 các Doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất tương ứng với 770 hoạt chất so với tổng 5500 hoạt chất đang được đăng ký tại Việt Nam.

Tiềm năng

Tiềm năng ngành Dược là rất lớn, sau đây là một số dự báo về tỷ lệ của ngành dược trong những năm sắp tới

  • Dự báo tỉ lệ chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam đến 2020 tăng từ 13 tỷ đô la Mỹ lên 24 tỷ đô la Mỹ, tức 13,4%
  • Dự báo tỷ lệ doanh thu của thị trường dược tại Việt Nam đến 2019 tăng từ 3.8 tỷ đô la Mỹ lên 7.3 tỷ đô la Mỹ, tức 14.1%
  • Dự báo tỷ lệ nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam đến 2020 tăng 90%
  • Dự báo số lượng các bệnh viện tại Việt Nam tới 2020: bệnh viện công Việt Nam từ 1090 bệnh viện lên 1204 bệnh viện, bệnh viện tư nhân tăng từ 175 bệnh viện lên 200 bệnh viện
  • Dự báo tỷ lệ tăng trưởng dân số tại Việt Nam đến 2020 là 1,05% từ 91 triệu lên 97 triệu dân. Năm 2015, dân số Việt Nam đứng thứ 4 trong khối ASEAN và thứ 14 thế giới